Trẻ 3 tuổi bị chảy máu chân răng nguyên nhân từ đâu?

Trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng sẽ khiến ba mẹ rất lo lắng khi thấy hiện tượng này. Nhưng nguyên do vì đâu mà khiến trẻ có hiện tượng này, nó có nguy hại gì đến trẻ hay không và làm thế nào để khắc phục chắc chắn là những câu hỏi bật ra gần như ngay lập tức trong suy nghĩ của các bậc phụ huynh khi gặp phải trường hợp này. 

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng

Nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn đến hiện tượng này là do bé vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến răng có nhiều mảng bám xung quanh chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn khu trú có thể gây viêm lợi. Khi lợi bị viêm các bé sử dụng bàn chải tác động vào sẽ khiến phần lợi chảy máu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng.

Nguyên nhân thứ hai là răng bị viêm nha chu. Răng được chống đỡ và giữ trong xương hàm bởi tổ chức xung quanh răng gọi là nha chu. Viêm nha chu thường tiến triển âm thầm và là nguyên nhân khiến răng lung lay, thậm chí là mất răng. Triệu chứng điển hình của bệnh là chảy máu ở chân răng do vôi đóng quanh răng, gây viêm.

Nguyên nhân thứ 3 là áp xe chân răng. Viêm hốc răng không điều trị, răng vỡ hoặc thủng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào chân răng, gây ra ổ mủ áp-xe. Triệu chứng điển hình của áp-xe chân răng cũng là chảy máu chân răng. Khi trẻ đau nhức răng lợi liên tục, sốt toàn thân và sưng vùng mặt, đó có thể là biểu hiện nặng của áp-xe chân răng.

Ngoài ra nếu nguyên nhân không phải do bệnh lý răng miệng, còn có thể là do trẻ thiếu Vitamin C. Nếu nhìn kỹ bạn còn thấy lợi của trẻ bị đỏ, đầu lưỡi có vết nứt và có mụn nhiệt. Hoặc trẻ thiếu canxi, khi có dấu hiệu ngủ không yên giấc, răng mọc muộn, ra mồ hôi nhiều khi ngủ. 

Ngoài ra, có một số biểu hiện trẻ thiếu vi chất khác như thiếu vitamin A, trẻ chậm lớn, hay ốm vặt, móng tay không hồng, nhìn sát đồ vật. Trẻ thiếu kẽm thì có biểu hiện tóc khô, móng tay mềm dễ gãy. Trẻ thiếu vitamin B1 có biểu hiện biếng ăn, tiêu hóa không tốt, hay đau bụng đi ngoài, thể trọng giảm sút…

Hoặc đây cũng là tác dụng phụ khi trẻ bắt buộc phải dùng loại thuốc loãng máu gây ra tình trạng kém đông máu khiến trẻ dễ bị chảy máu chân răng hơn bình thường. 

Tuy nhiên dù bất cứ nguyên nhân nào, ngay khi bé có triệu chứng chảy máu chân răng, phụ huynh cần đưa bé đến các phòng khám Nha khoa uy tín để thăm khám và có phương thức xử lý hỗ trợ kịp thời, tránh nguy cơ mất răng cho trẻ. 

Cách điều trị bệnh chảy máu chân răng cho trẻ

Việc tìm ra nguyên nhân rất quan trọng, góp phần thành công cao trong việc điều trị dứt điểm tình trạng bé 3 tuổi bị chảy máu chân răng. 

Chăm sóc răng miệng đúng cách: Để có hàm răng khỏe, trước tiên cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Đánh răng 2 lần/ ngày, khi đánh răng phải đủ thời gian trung bình là từ 2-3 phút, đánh răng đúng kỹ thuật và đặc biệt nên sử dụng loại bàn chải mềm để tránh việc gây tổn thương nướu. Ngoài ra nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để lấy thức ăn thừa và mảng bám dính trên răng.

Sử dụng thuốc điều trị: Nếu nướu trẻ chỉ viêm nhẹ thì sau khi cao răng được loại bỏ thì hiện tượng chảy máu chân răng cũng được khắc phục. Tình trạng viêm nha chu nghiêm trọng hơn thì cần được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, có thể kết hợp ngậm máng với uống thuốc theo liều lượng mà nha sĩ chỉ định. Bổ sung các loại vitamin và các loại protein, rau củ chứa nhiều vitamin C cũng là cách làm giảm hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.

Ngoài gây ra các vấn đề chảy máu chân răng, các mảng bám còn là nguyên nhân của sâu răng, làm răng bị ố vàng, xỉn màu. Việc lấy cao răng định kỳ là vô cùng cần thiết. Cần đi kiểm tra và lấy cao răng định kỳ.  

Bổ sung các chất cần thiết: Bổ sung các loại vitamin như vitamin C để đẩy nhanh quá trình lành vết thương, vitamin K để hạn chế việc chảy máu chân răng. Có thể bổ sung vitamin C qua các loại quả như cam, chanh, bưởi… Vitamin K qua các loại thực phẩm như củ cải, chuối. Nên ăn nhiều rau xanh bởi chất xơ trong rau cũng sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên răng.

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng ba mẹ cần lên kế hoạch kiểm tra răng miệng định kỳ cho trẻ. Ngay từ khi trẻ có chiếc răng sữa đầu tiên ba mẹ cần giúp trẻ vệ sinh răng sữa. Trong trường hợp khi thấy trẻ có hiện tượng chảy máu chân răng cần được đến bác sĩ thăm khám ngay. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn. 

Theo https://nhakhoasaigon.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *