Tổng hợp các nguyên nhân chính khiến răng sữa bị đen ở trẻ

Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vấn đề mà các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý. Lúc đó việc duy trì được hàm răng chắc khỏe, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới răng vĩnh viễn sau này được đảm bảo tốt. Tình trạng răng sữa bị đen ở trẻ nhỏ khá thường gặp và nó có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân, nhiều lý do khác nhau. Biết được những nguyên nhân chính gây bệnh giúp việc phòng tránh, đồng thời có phương án xử lý thích hợp trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Nguyên nhân do men răng của trẻ

Răng sữa của trẻ sẽ có một lớp men răng mỏng bao bọc bên ngoài. Đối với những bạn nhỏ có men răng chất lượng kém, không đảm bảo thông thường do di chuyền, hay men răng phát triển không tốt sẽ khiến răng dễ dàng bị xỉn màu, chuyển sang màu đen, không có được độ trắng sáng như ý.

Trẻ có men răng yếu cũng là tác nhân gây nên nhiều bệnh lý, nhiều vấn đề về răng miệng khác như sâu răng,…

Chế độ ăn uống không khoa học

Men răng sữa của trẻ khá yếu nên cần có sự cân đối trong việc ăn uống hàng ngày. Chế độ ăn uống mỗi ngày không đảm bảo khoa học, điều độ và phù hợp vô tình khiến nguy cơ răng bị xỉn màu, bị đen cũng cao hơn. Lúc đó việc bảo vệ cho hàm răng trắng sáng cho trẻ khó khăn hơn rất nhiều.

Trẻ thường xuyên ăn thực phẩm ngọt như bánh, kẹo, hay nước ngọt có ga, hoặc các đồ ăn có chứa nhiều đường, tinh bột,… khiến mảng bám có cơ hội tích tụ nhiều hơn. Đây chính là điều kiện để vi khuẩn phát triển và men răng sẽ bị phá hủy. Tình trạng răng sữa bị đen lúc này có thể xảy ra bất kì lúc nào, lớp men răng trắng sáng sẽ không giữ lại được như ban đầu.

Chế độ ăn thiếu chất khoáng và vitamin

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, các dưỡng chất cần thiết không chỉ giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt mà còn có khả năng giúp bảo vệ răng miệng hiệu quả. Muốn răng của mỗi bé phát triển tốt, chắc khỏe thì cung cấp các khoáng chất cũng như vitamin thiết yếu như vitamin D, canxi là yêu cầu bắt buộc.

Flour có nhiệm vụ giúp men răng sở hữu lớp bảo vệ tốt, vitamin C giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển bên trong răng,… Bởi thế, thiếu các dưỡng chất cần thiết khiến răng của trẻ không có được trạng thái tốt, không được bảo vệ hiệu quả và dần yếu đi, bị xỉn màu, xuất hiện tình trạng đen răng là không tránh khỏi. Thậm chí là sâu răng, gãy răng cũng có thể xảy ra dẫn tới nhiều phiền toái, những ảnh hưởng không mong muốn.

Mẹ bầu dùng kháng sinh không hợp lý trong thai kì

Một nguyên nhân khác hoàn toàn có thể dẫn tới tình trạng răng sữa bị đen ở trẻ chính là do quá trình mang thai các mẹ không dùng kháng sinh một cách hợp lý, đúng đắn. Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline sẽ có tác động trực tiếp tới trẻ, đặc biệt là màu sắc răng. Trẻ khi sinh ra sẽ có màu sắc răng không đẹp, thậm chí là xỉn màu, đen răng.

Ngoài ra, đối với những bạnh nhỏ dưới 10 tuổi nếu sử dụng nhóm kháng sinh Tetracycline cũng có tác động không tốt tới men răng. Hàm răng có tình trạng xỉn màu, đen dần theo thời gian là điều khó tránh khỏi.

Trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách

Sâu răng sữa ở trẻ

Răng sữa của trẻ bị đen có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân, có nhiều lý do khác nhau. Trong đó thì các bậc phụ huynh quá bận rộn, không chú trọng tới việc hỗ trợ vệ sinh răng miệng cho trẻ chính là nguyên nhân gây nên bệnh lý không mong muốn này. Răng sữa không được vệ sinh đều đặn hàng ngày khiến vi khuẩn, mảng bám xuất hiện trong răng. Lúc đó răng xỉn màu, đen đi và gặp nhiều bệnh lý răng miệng khác hoàn toàn có thể xuất hiện.

Răng sữa bị đen là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ và dẫn tới nhiều ảnh hưởng, nhiều tác động tiêu cực. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này ở răng miệng của trẻ đòi hỏi các bậc cha mẹ cần tìm hiểu đầy đủ, chi tiết. Từ những thông tin hữu ích, những hiểu biết chuẩn xác thì chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc phòng tránh, đồng thời cũng có cách xử lý đúng đắn khi bé yêu của gia đình mình gặp phải tình trạng này. 

Xem thêm https://nhakhoasaigon.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *