Nguyên nhân vì sao lấy tủy răng nhưng vẫn còn đau

Khi răng bị sâu, hoặc khi răng có tổn thương ảnh hưởng đến tủy, gây viêm nặng, đau nhức, không thể nào phục hồi được bác sĩ chỉ định loại bỏ, thì sau đó người bệnh sẽ bớt các cơn đau. Nhưng có những trường hợp lấy tủy răng nhưng vẫn còn đau, vì đâu có hiện tượng này?

Nguyên nhân vì sao lấy tủy răng nhưng vẫn còn đau

Lấy tủy răng là trường hợp bất đắc dĩ phải chỉ định khi tủy răng đã bị viêm nhiễm nặng, không có cách nào để khắc phục hoặc bảo tồn. Vì khi lấy tủy cũng coi như nguồn mạch nuôi dưỡng cho răng không còn, răng coi như đã “chết”. Tuy nhiên, nếu giữ lại những mô tủy đã chết sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng nề hơn, dẫn đến áp xe quanh chân răng, nhiễm trùng máu.

  • Quá trình lấy tủy răng chưa triệt để. Phần tủy bị viêm vẫn còn sót lại một phần trong răng, khi này bệnh viêm tủy răng có thể phát triển mặc dù răng lấy tủy rồi.
  • Tay nghề bác sĩ yếu kém không cẩn thận gây thủng sàn tủy hoặc chóp tủy. (sàn là những điểm rất mỏng ở giữa hai chân răng, chóp tủy là hai điểm cuối cùng của chân răng)
  • Thao tác trám bít ống tủy không cẩn thận, không được đầy đặn và sát khít.
  • Thuốc trám tủy không đảm bảo chất lượng.

Để biết rõ nguyên nhân vì sao sau khi lấy tủy xong vẫn còn đau nhức, người bệnh cần đến phòng khám nha khoa thăm khám cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý hợp lý cho từng trường hợp. 

Quy trình lấy tủy răng

Thăm khám, tư vấn

Thăm khám và tư vấn là khâu đầu tiên và quan trọng trong quá trình lấy tủy. Bác sĩ sẽ khám tổng quát khoang miệng, xác định các bệnh lý đang tồn tại. Bệnh nhân được lấy các thông số sinh tồn cơ bản, thử máu và tìm hiểu các bệnh sử đã tồn tại để bổ sung hồ sơ cho bác sĩ nha khoa đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất.  

Sau khi có được phương án điều trị hợp lý bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân, nếu bạn đồng ý với phương án và mức chi phí bác sĩ đưa ra sẽ được tiến hành thực hiện dịch vụ. 

Gây tê

Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để bệnh nhân không còn có cảm giác đau. Riêng với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc tê và bị các bệnh cao huyết áp, tiểu đường…thì thuốc diệt tủy dùng thay thế cho thuốc tê là bắt buộc.

Đặt đê cao su

Trong quá trình lấy tủy để tránh một số hóa chất có hại theo đường thở  và đường tiêu hóa vào cơ thể, việc đặt đê cao su là bắt buộc phải làm. Phần đê cao su sẽ ôm sát vào răng cần lấy tủy, cách ly răng này hoàn toàn khỏi khoang miệng, đảm bảo môi trường xung quanh răng khô, sạch tránh trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí. 

Mở tủy, lấy tủy, tạo hình ống tủy

Bác sĩ sử dụng mũi khoan và dũa để mở đường tủy. Từ đường tủy này tủy viêm sẽ được hút sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Việc tạo hình ống tủy kết hợp với quá trình bơm rửa đảm bảo rằng không còn vi khuẩn sót lại bên trong. Trong quá trình này bác sĩ sẽ đối chiếu với phim X-quang đo chiều dài chân răng để ống tủy tạo hình chuẩn.

Trám ống tủy

Sau khi ống tủy đã được làm sạch, xác định sẽ không còn gây viêm nhiễm, đau nhức cho người bệnh nữa, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít kín ống tủy, ngăn ngừa các tác nhân có hại gây ảnh hưởng đến răng. 

Sau khi hoàn thiện xong bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân, tùy trường hợp bác sĩ có thể sẽ chỉ định phục hình cho răng bằng răng sứ hoặc phục hồi cùi răng. 

Quá trình này sẽ tiềm ẩn nguy cơ sau khi lấy tủy răng nhưng vẫn còn đau nhức, vì nó liên quan đến nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ. Chính vì vậy để đảm bảo được sự thành công lấy hết tủy răng, hết hoàn toàn đau nhức bạn cần lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín, một trong những cái tên không nên bỏ qua là Nha khoa Sài Gòn B.H. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn cụ thể. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *