Răng sữa ở trẻ em thường bị mòn nguyên nhân do đâu? Có cách gì khắc phục hiệu quả tình trạng này hay không? Đó là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ khi con bị mòn răng sữa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này nhé!
1. Nguyên nhân do đâu khiến răng sữa của trẻ bị mòn ?
Men răng sữa là lớp men trắng bóng. Nó nằm ở ngoài cùng khá kiên cố và vững chắc nên khó bị tác động. Nếu răng của trẻ không được vệ sinh tốt, lâu ngày lớp men sẽ bị bào mòn. Thậm chí cả ngà răng và tủy răng cũng bị vi khuẩn phá hủy nghiêm trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc răng sữa ở trẻ bị mòn. Chủ yếu thường gặp là :
Trẻ bị thiếu canxi, khiến răng ngay từ khi mới mọc
Canxi được coi là một loại dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với trẻ. Nó góp phần giúp cho răng của trẻ được phát triển tốt hơn. Vì vậy mà việc thiếu hụt canxi ở trẻ là nguyên nhân gây nên hiện tượng thiếu sản men răng. Bề mặt răng của trẻ có thể xuất hiện màu nâu sẫm, răng bị yếu, bị mòn, vỡ nếu có tác động mạnh.
Chế độ ăn uống không khoa học
Trẻ con thường thích ăn đồ ngọt, những thực phẩm chứa hàm lượng đường và tinh bột cao, có tính bám dính như kẹo, socola,…Điều đó làm cho răng trẻ bị mòn đi rất nhanh. Răng trẻ không được làm sạch mỗi ngày khiến vụn thức ăn tích tụ ngày một nhiều, tạo môi trường lí tưởng và thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phá hủy men răng.
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Răng sữa của trẻ có lớp men và ngà khá mềm do chưa phát triển toàn diện. Nếu như trẻ không đánh răng và vệ sinh răng thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào răng.
Tác hại khi răng sữa bị mòn là gì?
Ngày qua ngày men răng của bé sẽ bị mòn đi nhiều hơn. Răng của bé nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ gây tổn thương đến tủy răng. Dẫn đến nguy cơ mất răng sớm ở trẻ nhỏ. Có tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bé cũng như sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai.
Răng sữa mất đi màu trắng bóng vốn có của nó, còn làm đổi màu lớp men răng và để lộ ngà.
Do ngà răng mềm và mỏng hơn nên dễ bị nhạy cảm với chất từ thức ăn. Điều đó làm cho trẻ gặp khó khăn khi nhai thức ăn bởi cảm giác đau nhức – ê buốt mang lại.
Khi mất men răng khiến răng bé trở nên yếu hơn dễ bị sứt mẻ, dễ gãy hơn. Hàm răng trắng bóng đẹp đẽ trở nên xỉn màu ố vàng đi. Trẻ có thể bị đau nhức và gặp những bệnh liên quan tới răng miệng
Trẻ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống sẽ khiến sức khỏe của bé phát triển theo hướng tiêu cực.
Cách khắc phục tình trạng răng sữa trẻ bị mòn men hiệu quả hiện nay.
Các bậc cha mẹ nên chú ý đến các vấn đề sau để tránh cho trẻ không bị mòn men răng :
Các bác sĩ khuyên khi trẻ được 8 tháng tuổi thì không nên cho bé bú đêm nữa. Vì việc này có thể làm giấc ngủ các bé bị gián đoạn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây các bệnh lý răng.
Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ nhưng hay bú vào ban đêm thì khi bú xong cần tráng lại miệng cho trẻ bằng nước lọc. Việc làm này ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bé. Bé ngủ không được ngon, hay quấy khóc ban đêm, giấc ngủ bị gián đoạn. Đó cũng là một trong những nguyên do khiến cho chiều cao và trí tuệ của bé sau này khó phát triển tốt.
Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, mòn men răng thì hãy đưa trẻ đến ngay nha khoa để bác sĩ tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Các bậc cha mẹ nên đưa bé đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, để theo dõi và có biện pháp khắc phục kịp thời khi có vấn đề xảy ra với răng miệng trẻ.
Trên đây là chia sẻ về tình trạng răng sữa bị mòn để các bạn cùng tham khảo. Mong rằng những chia sẻ này đã mang đến được cho bạn kiến thức hữu ích về răng sữa của trẻ. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn thì hãy liên hệ ngay với nha khoa Sài Gòn B.H thông qua số hotline 1800 1015 nhé.